CONTACT

 

 

MARKETING

So sánh sự khác nhau giữa TikTok Ads và Facebook Ads

TikTok Ads

TikTok Ads có tiềm năng như thế nào? Hình thức này có gì khác biệt so với quảng cáo trên các nền tảng khác? Liệu thương hiệu của bạn có nên sử dụng TikTok Ads hay không?

1. Tài khoản quảng cáo

Có 2 loại tài khoản quảng cáo TikTok mà bạn cần biết:

  • Tài khoản cá nhân (self-serve)
  • Tài khoản được cấp dưới quyền agency (còn gọi là tài khoản doanh nghiệp).

Tài khoản cá nhân được lập khá dễ dàng, tuy nhiên dễ mắc vấn đề về xác minh tài khoản do địa chỉ IP không rõ ràng, hoặc vi phạm chính sách chạy của TikTok mà không hiểu tại sao. Tài khoản cá nhân cũng thiếu ổn định trong việc chờ xét duyệt quảng cáo. Việc gián đoạn quảng cáo là điều hoàn toàn dễ gặp. Do khó quản lý, chi phí chạy quảng cáo ở tài khoản cá nhân khó kiểm soát và thường cao hơn so với tài khoản agency 20-30%.

Ngược lại, tuy lập và vận hành phức tạp hơn nhưng tài khoản agency lại có độ ổn định cao, không bi duyệt chậm hoặc gián đoạn. Các vấn đề về chính sách, nội dung… sẽ được phía agency xử lý.

Khi gặp sự cố, tài khoản cá nhân thường phải tự liên hệ TikTok qua email và được hỗ trợ sau 24 giờ và hoàn toàn bằng tiếng Anh. Còn với tài khoản doanh nghiệp, phía agency làm việc trực tiếp với đội ngũ TikTok tại Việt Nam, vấn đề được giải quyết nhanh chóng.

2. Cách nhắm chọn mục tiêu (targeting)

Về cơ bản, TikTok cũng đưa ra các lựa chọn về nhắm chọn mục tiêu (targeting) có nhiều nét tương đồng với Facebook. Tuy nhiên, với các nhắm chọn phức tạp hay thuật toán khai thác thông tin thì TikTok chưa mạnh như “người anh em” Facebook. Cụ thể là các loại nhắm chọn mục tiêu sau đây:

  • Nhắm tới nhân khẩu học
  • Nhắm chọn dựa trên thiết bị
  • Nhắm chọn dựa trên sở thích – hành vi người dùng
  • Nhắm chọn đối tượng tuỳ chỉnh

3. Chi phí trên lượt hiển thị (CPM)

CPM (Chi phí theo 1.000 lượt hiển thị): Phí trả cho 1.000 lượt hiển thị. Hệ thống TikTok sẽ tối ưu hoá quảng cáo của quý khách hướng đến độ phủ và độ tiếp cận.

“Do cạnh tranh chưa cao, chi phí hiển thị CPM của TikTok có thể nói là rẻ. Theo kinh nghiệm từ Novaon Digital, đối tác của TikTok, nhiều trường hợp khách hàng chạy quảng cáo TikTok chốt được đơn với chi phí chỉ bằng ½ Facebook. Với cùng một ngân sách, quảng cáo TikTok sẽ có độ phủ thương hiệu rộng hơn và tiếp cận được tới đối tượng mục tiêu tốt hơn”.

Quảng cáo TikTok cung cấp 2 lựa chọn lập ngân sách: hàng ngày hoặc toàn thời gian. Bạn có thể thay đổi ngân sách bất kỳ thời gian nào xuyên suốt chiến dịch. Ngân sách tối thiểu ở mức chạy chiến dịch là 500 USD và ngân sách tối thiểu ở mức nhóm quảng cáo là 50 USD.

4. Chính sách quảng cáo

Về chính sách, mức độ chặt chẽ của chính sách quảng cáo Facebook và TikTok có thể nói là gần như nhau. Tuy nhiên, đối với quảng cáo TikTok, khi chọn hạng mục tài khoản agency và được các đối tác chính thức của TikTok hỗ trợ, bạn sẽ không phải lo lắng về các vấn đề thường gặp ở quảng cáo Facebook như duyệt quảng cáo, video bị từ chối, vi phạm chính sách… do đội ngũ TikTok ở Việt Nam sẽ trực tiếp làm việc với các đơn vị này.

5. Nội dung quảng cáo

Một khác biệt nữa giữa quảng cáo Facebook và TikTok có thể kể đến cách người dùng phản ứng với nội dung quảng cáo.

Với Facebook, người dùng đã khá quen thuộc với các loại quảng cáo trên nền tảng này, do đó đòi hỏi các thương hiệu cần tạo ra nội dung hấp dẫn và thu hút khách hàng hơn để họ không bỏ đi trong những giây đầu tiên.

Trên TikTok, các hình thức quảng cáo khá đa dạng và cũng chưa quá quen thuộc với người dùng. Hơn nữa, giao diện quảng cáo khá tự nhiên, hoà hợp với newsfeed từ đó đem lại sự mới mẻ, kích thích người dùng tò mò hơn. Sự mới mẻ này cũng đang là một lợi thế của TikTok.

Những lưu ý đối với thương hiệu muốn bắt đầu TikTok Ads

1. Ngành hàng nào phù hợp với TikTok Ads?

Tuỳ vào mục tiêu, đối tượng và chiến lược giai đoạn của nhãn hàng mà có thể kết luận TikTok có phù hợp với ngành nghề, dịch vụ đó hay không. Chẳng hạn, nếu nhắm đến mục tiêu kinh doanh, những ngành nghề dưới đây được cho là TikTok Ads sẽ tạo ra hiệu quả về mặt doanh thu:

  • Ngành F&B (ngành nhà hàng, dịch vụ ăn uống)
  • Ngành thời trang, lifestyle do TikTok chính là cái nôi xu hướng
  • Ngành mỹ phẩm, đồ làm đẹp
  • Sản phẩm tiêu dùng, đồ gia dụng

Một số ngành khác sẽ phù hợp hơn với mục tiêu thương hiệu, ví như bất động sản, xe hơi, nền tảng công nghệ… do các sản phẩm này có giá trị cao, khả năng có thể khai thác, kể thành câu chuyện rất tốt. Do đó, không nên bó buộc ngành hàng nào mới áp dụng được quảng cáo TikTok, ngành nào không, mà nên linh hoạt nhìn nhận theo mục tiêu và chiến lược theo giai đoạn của nhãn hàng.

2. Nguyên liệu quảng cáo

  • Nội dung video quảng cáo

Hãy xác định mục tiêu của video này là gì, thúc đẩy bán hàng hay gia tăng nhận diện thương hiệu, sau đó lên ý tưởng sáng tạo để lên nội dung theo cách gần gũi nhất với đối tượng mục tiêu của bạn.

Để video dễ viral, cần nghiên cứu kỹ các xu hướng thịnh hành tại thời điểm đó. Video TikTok Ads tốt là video có kịch bản quảng cáo bắt trend, có độ tự nhiên, thấu hiểu tâm lý khách hàng mục tiêu. Bằng việc hiểu nền tảng, hiểu đối tượng công chúng của mình, bạn sẽ có ý tưởng thú vị nhất để quảng bá thương hiệu.

Để tăng hiệu quả lan toả cho nội dung quảng cáo, TikTok khuyến khích các thương hiệu sử dụng nội dung hợp tác với KOL/ Influencer. Hình thức có thể là review, giới thiệu về sản phẩm hoặc thực hiện những clip vui vẻ, hài hước với sản phẩm của thương hiệu, như ví dụ dưới đây:

Clip “quảng cáo như không” hài hước, duyên dáng của Thủng Long Family có sự xuất hiện của sản phẩm kem tươi TH True Icecream

  • Trang đích của quảng cáo

Trang đích ở đây có thể là website bán hàng, landing page sản phẩm hay màn hình kêu gọi tải ứng dụng – tất cả tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến dịch bạn đưa ra.

Trang đích của quảng cáo có sự liên hệ mật thiết tới lời kêu gọi hành động (CTA) đặt phía cuối video của bạn.

Hãy biến CTA thành lời kêu gọi hấp dẫn, có liên quan chặt chẽ tới trang đích. Ở phía trang đích cũng cần được nghiên cứu, tối ưu sao để “neo” người xem ở lại và khiến họ thực hiện những hành động nhất định.

3. Những lưu ý trong vấn đề tài khoản

Dạng tài khoản quảng cáo cá nhân (self-serve) yêu cầu người dùng tự mình xử lý về các vấn đề về set up, lên chiến dịch, quản lý quảng cáo, khắc phục sự cố, tự liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của TikTok ở nước ngoài… nên nếu doanh nghiệp của bạn chưa có các cá nhân có kinh nghiệm thì nên sử dụng dạng tài khoản thứ hai, tài khoản agency.

Khi uỷ quyền quảng cáo cho agency, tài khoản của bạn được bên thứ ba đứng ra phụ trách, thay bạn làm các công việc mang tính chất kỹ thuật từ A – Z. TikTok có mạng lưới agency đối tác uy tín và họ làm việc trung gian qua các công ty này, nên nếu lựa chọn các agency trong mạng lưới, bạn có thể an tâm về chất lượng.

Tổng kết

 

Nguồn: Novaon Communication

LÂM NHẬT MINH
Xin chào, mình là Lâm Nhật Minh. Chàng trai đam mê lĩnh vực truyền thông và sản xuất hình ảnh. Đến với ngành bằng phương pháp tự học và trải nghiệm thực tế của bản thân.